Wednesday, 21 December 2022
  0 Replies
  209 Visits
0
Votes
Undo
  Subscribe
Bản Séo Pờ Hồ yên bình bên dòng suối Pờ Hồ trong xanh thơ mộng, dưới chân đỉnh núi Ky Quan San hùng vỹ, nơi quần tụ của hơn năm chục nóc nhà của đồng bào Dao đỏ ở xã Mường Hum, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. Không chỉ giữ gìn bản sắc văn hóa với nhiều nét đẹp độc đáo như lễ cấp sắc, lễ cưới, nghề thêu thổ cẩm, nghề chưng cất thủ công rượu thóc men lá... người Dao đỏ ở Séo Pờ Hồ còn đang giữ gìn, bảo tồn nghề thủ công truyền thống mang đậm bản sắc, đó là nghề chạm khắc bạc.

Theo bậc cao niên trong bản Séo Pờ Hồ, nghề chạm khắc bạc gắn liền với truyền thuyết trong dân gian về con gái của Ngọc Hoàng trên trời xuống truyền nghề cho bà con dân bản. Chính vì điều này mà nhiều người còn gọi Séo Pờ Hồ là làng bạc “tiên nữ”…. Người Dao đỏ quan niệm, bạc đem lại sự may mắn tài lộc và thể hiện sự giàu sang, người nào mặc đồ có gắn nhiều trang sức bạc sẽ được “thần bạc” phù hộ cho gia đình và dòng họ cũng như cả bản luôn may mắn, cuộc sống sung túc, bình an. Thế nên, trong việc hôn nhân trọng đại của mỗi gia đình, của hồi môn bố mẹ dành cho con cái bao giờ cũng là những đồng bạc trắng hoa xòe nổi tiếng từ xưa…
https://c.baophutho.vn/desktop/news/2230/111d3094342t7766l2-1.jpg
Những người thổi hồn vào bạc.

Trò chuyện với chúng tôi, chị Lý Tả Mẩy ở Séo Pờ Hồ, xã Mường Hum cho biết: Ngày tôi đi làm dâu, mẹ tôi đã cho tôi mấy đồng bạc trắng để làm quà cưới khi về nhà chồng. Sau này, tôi đã dùng những đồng bạc ấy để làm vòng đeo cổ, đeo tay, khuyên tai và trang trí trên mũ áo của mình. Trang phục truyền thống của phụ nữ Dao đỏ chúng tôi có gắn thêm chất liệu bạc tạo điểm nhấn cũng như là những nét độc đáo đã tôn thêm vẻ đẹp của người phụ nữ. Chính vì ý nghĩa của trang sức bạc trong đời sống văn hóa của đồng bào Dao đỏ nên chạm khắc bạc vẫn còn được truyền nghề cho đến ngày nay…
https://c.baophutho.vn/desktop/news/2230/111d3094349t6613l1-2.jpg
Trang sức bạc truyền thống để gắn với áo váy của phụ nữ Dao

Nghệ nhân Tẩn Phù Sinh có bàn tay chạm khắc tài hoa nhất vùng là người luôn đau đáu để cùng hơn chục gia đình trong bản bảo tồn, gìn giữ nghề truyền thống của cha ông để lại. Vừa tỉ mẩn khắc từng hoa văn trên chiếc vòng bạc, vừa tươi cười trò chuyện với mọi người, nghệ nhân Tẩn Phù Sinh cho biết: Hơn 20 năm theo nghề chạm khắc bạc, không chỉ là đam mê với mỗi sản phẩm để làm trang sức, ở trong đó còn chứa đựng cả tâm hồn của người thợ bạc. Mọi niềm vui nỗi buồn và tâm sự của cuộc đời đều được thợ bạc gửi vào trong mỗi hoa văn, sản phẩm. Nghề chạm khắc bạc phải làm hoàn toàn thủ công bằng tay rất cầu kỳ và tỉ mẩn ở từng công đoạn từ nung lửa đỏ, kéo bạc và chạm khắc hoa văn. Phải thực sự yêu nghề, đam mê và khéo léo mới có thể làm được…

Không chỉ gia đình nghệ nhân Tẩn Phù Sinh, có gần hai chục gia đình người Dao đỏ ở Séo Pờ Hồ cũng đam mê với nghề đã có thu nhập ổn định từ nghề truyền thống này. Mỗi gia đình, trừ chi phí nguyên liệu, công lao động, cũng cho thu nhập ổn định khoảng 5 triệu đồng từ nghề chạm khắc bạc truyền thống. Đặc biệt từ năm 2018, xã Mường Hum đã thành lập Hợp tác xã Séo Pờ Hồ, phát triển nghề chạm khắc bạc truyền thống, các thành viên trong Hợp tác xã đều có thu nhập ổn định.
https://c.baophutho.vn/desktop/news/2230/111d3094356t8145l7-3.jpg
Nghề chạm bạc không chỉ mang lại thu nhập còn là nơi trải nghiệm hấp dẫn du khách

Nhờ định hướng phát triển du lịch gắn với làng nghề và bảo tồn văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số, nghề chạm bạc của đồng bào Dao đỏ ở vùng cao Bát Xát nói chung ở bản Séo Pờ Hồ nói riêng đã được khôi phục. Hiện nay, nghề chạm khắc bạc đang cho người dân vùng cao Séo Pờ Hồ có thu nhập khá, còn là nơi để du khách thập phương tham quan thắng cảnh, trải nghiệm làng nghề truyền thống.



(Nguồn baophutho.vn)
There are no replies made for this post yet.
Be one of the first to reply to this post!

Thống kê diễn đàn

Posts
1.3K
Total Users
21
Total Guests
308
Latest Member