Vì nhiều trẻ có xu hướng che giấu việc bị bắt nạt, nên việc cha mẹ có thể nhận ra sớm sẽ giúp giảm khả năng bị tổn thương nghiêm trọng của những đứa trẻ đang vướng vào bắt nạt trên mạng.
3/ Phụ huynh có thể nhận ra con trẻ đang bị bạn khác bắt nạt trên mạng bằng cách nào?
Việc cha mẹ có kiến thức và hiểu biết nhiều hơn về các dấu hiệu của việc bắt nạt và bị bắt nạt trực tuyến trở nên quan trọng hơn để có thể giúp đỡ và hỗ trợ trẻ trong giai đoạn này.
Nguyên nhân một số trẻ khó thổ lộ với người thân hoặc giáo viên là vì các em lo sợ bị tịch thu điện thoại, máy tính bảng, sợ bị mất liên lạc với bạn bè thân thiết trên mạng xã hội hoặc phải dừng sử dụng thiết bị giải trí. Ngoài ra, trẻ nghĩ rằng trẻ có thể bị trả thù nặng nề hơn khi quay lại trường học và phải chạm mặt với kẻ bắt nạt. Bên cạnh đó, trẻ có thể không biết những hành vi đó gọi là hành vi bắt nạt trên mạng.
Ở một góc nhìn khác, trẻ bối rối khi không biết giải quyết tình huống này như thế nào. Trẻ nghĩ thay vì nói với bố mẹ hoặc kể cho bạn bè nghe, trẻ quyết định im lặng và tự tìm cách xử lý. Trẻ lo sợ nếu trẻ lên tiếng, những kẻ bắt nạt có thể làm ra chuyện kinh khủng hơn. Hoặc thậm chí, trẻ lại nghĩ mình đang có được sự chú ý, dù là tiêu cực, còn hay hơn là không ai để ý đến trẻ
Phụ huynh có thể nghi ngờ con trẻ có thể đang là đối tượng bị tấn công, bị bắt nạt trên mạng nếu trẻ:
4/ Nếu xác định được trẻ đang bị bắt nạt, phụ huynh cần hành động như thế nào?
Phụ huynh hãy bắt đầu bằng việc hỏi thăm, lắng nghe chân thành suy nghĩ và câu chuyện của trẻ, khoan vội quy chụp hay kết luận (dù trẻ là người đi bắt nạt hay bị bắt nạt) khi trẻ có thể trở lại trường trong thời gian tới. Đa số các vụ bắt nạt đều có nguyên nhân dẫn đến các hành vi tiêu cực kể trên.