Monday, 21 November 2022
  0 Replies
  234 Visits
0
Votes
Undo
  Subscribe
Internet mang đến cho trẻ em nhiều lợi ích về học tập, giải trí nhưng có nhiều nguy cơ bị xâm hại tình dục, bắt nạt, bóc lột trẻ em gây ra những hậu quả nghiêm trọng. Các chuyên gia về trẻ em cho rằng cần khẩn cấp có “vaccine” để giúp trẻ chống lại những sự tấn công đó. Đây cũng là vấn đề cần đặt ra trong “Tháng hành động vì trẻ em” - tháng 6/2020.
https://baoquocte.vn/stores/news_dataimages/hoanghanh/062020/07/1/5056_xamhaiTEtrenmang.jpg?rt=20200607175949
Khi tham gia vào môi trường mạng, trẻ em có nhiều lợi ích nhưng đang phải đối mặt với nhiều rủi ro. (Ảnh minh họa)

Môi trường mạng – tiềm ẩn nhiều nguy cơ xâm hại

Việt Nam thuộc top các quốc gia có lượng người dùng Internet lớn nhất thế giới với 64 triệu, chiếm 66% dân số; trong đó, 1/3 người dùng ở độ tuổi 15 đến 24. Khi tham gia vào môi trường mạng, trẻ em có nhiều lợi ích nhưng đang phải đối mặt với nhiều rủi ro. Điều này thể hiện ở mỗi ngày có hơn 720.000 hình ảnh xâm hại trẻ em được đưa lên mạng, hầu hết về bạo lực, xâm hại tình dục.

Cứ 4 trẻ em được hỏi thì có 1 em chia sẻ từng có trải nghiệm đau buồn khi sử dụng mạng xã hội; 1/3 từng là nạn nhân bị bắt nạt trên mạng xã hội. Trẻ em gái bị bắt nạt trên môi trường mạng cao gấp 3 lần trẻ em trai.

Khảo sát của Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển Bền vững (MSD) và Tổ chức cứu trợ trẻ em quốc tế cũng chỉ ra, xâm hại trẻ em trên môi trường mạng đang là vấn đề đáng báo động. Năm 2018, Việt Nam có 706.435 vụ báo cáo về hình ảnh, video xâm hại tình dục trẻ em trên mạng, đứng thứ 2 trong khu vực ASEAN và sau Indonesia.

Báo cáo khảo sát tiếng nói trẻ em Việt Nam được MSD công bố ngày 2/6 vừa qua cho thấy, bắt nạt qua mạng là một trong 3 vấn đề trẻ em lo lắng hàng đầu và mong muốn Việt Nam cần hành động nhiều hơn để cải thiện và giải quyết. Bởi bắt nạn trẻ em trên môi trường mạng để lại di chứng đặc biệt nặng nề hơn so với bắt nạt học đường.

Viện trưởng MSD Nguyễn Phương Linh phân tích, bắt nạt học đường khu trú ở đối tượng đi bắt nạt em yếu ớt, ít phản kháng...; xảy ra ở nhà trường hay khu phố. Còn trên mạng xã hội, bất kỳ trẻ em nào cũng có thể trở thành người bị bắt nạt, đi bắt nạt và không có thông tin đúng - sai; muôn hình vạn trạng; không giới hạn về thời gian hay địa điểm.

Cho nên đối tượng bị bắt nạt trên môi trường mạng bị ảnh hưởng, tác động tâm lý sâu sắc hơn rất nhiều so với bắt nạt học đường. Việt Nam chưa có thống kê nhưng trên thế giới bắt nạt trên môi trường mạng là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến trầm cảm và tự tử của người trẻ. Đây là vấn đề chúng ta cần quan tâm và cần phải có “vaccine” bảo vệ trẻ em trên môi trường mạng.

Internet và mạng xã hội chứa đựng rất nhiều thông tin và hữu ích đối với người khai thác nó; trong thời đại công nghệ số, chúng ta không thể cấm trẻ em tham gia không gian mạng, như thế sẽ hạn chế cơ hội tiếp cận thông tin, tri thức. Tuy nhiên, trẻ em vào internet phải đối mặt với không ít nguy cơ rủi ro, bị xâm hại. Trong 3 năm qua, lực lượng công an đã phát hiện và xử lý 156 vụ xâm hại trẻ em trên môi trường mạng.

Số liệu này chưa phản ánh thực tế bức tranh trẻ em bị lạm dụng, ảnh hưởng trên môi trường mạng, dù các Luật Trẻ em, Tiếp cận thông tin, An toàn thông tin đã có các quy định liên quan đến bảo vệ trẻ em trong lĩnh vực này.

Trưởng chương trình Bảo vệ trẻ em UNICEF Việt Nam Lê Hồng Loan cho rằng: Các kẻ xấu thực hiện những hành vi xâm hại tình dục bằng nhiều hình thức (gạ gẫm, tán tỉnh, lôi kéo trẻ em tham gia vào các quan hệ tình dục trực tiếp hoặc không trực tiếp; yêu cầu trẻ em phô bày các bộ phận kín trên cơ thể rồi phát livestreaam). Lại có những đối tượng thu thập hình ảnh trẻ em, cơ thể các em và sử dụng nhằm xâm hại tình dục.

Không chỉ vậy, các em cũng có nguy cơ tiếp xúc với những video, thông tin, hình ảnh khiêu dâm hay sai lệch. Trên môi trường mạng, không ít trẻ em vô tình tiết lộ thông tin cá nhân, bị dọa nạt, tống tiền, ép quan hệ tình dục, tham gia các hoạt động phi pháp. Thậm chí có em đối mặt với nguy cơ bị bắt cóc, buôn bán người...
There are no replies made for this post yet.
Be one of the first to reply to this post!