Thursday, 22 December 2022
  0 Replies
  207 Visits
0
Votes
Undo
  Subscribe
Bắc Ninh là vùng đất cổ gắn liền với nền Văn minh sông Hồng, là trung tâm xứ Kinh Bắc cổ xưa với bề dày truyền thống văn hóa. Đây cũng được mệnh danh là vùng đất trăm nghề với hàng loạt nghề như tơ tằm, gốm sứ, đúc đồng, trạm bạc, khắc gỗ, làm giấy, tranh vẽ dân gian... nổi bật là những làn điệu dân ca quan họ. Dưới đây là danh sách top 5 làng nghề truyền thống nổi tiếng tại Bắc Ninh.

1. Làng tranh dân gian Đông Hồ

Làng ranh Đông Hồ (Đông Khê, Song Hồ, Thuận Thành, Bắc Ninh) không còn xa lạ với đại đa số người dân Bắc Ninh nói riêng và người dân Việt Nam nói chung. Trải qua nhiều năm hình thành và phát triển, mang đậm tính lịch sử và tính lâu đời thì hiện nay làng tranh dân gian Đông Hồ vẫn được Nhà nước và người dân giữ gìn, bảo tồn, phát huy.
https://ocopvietnam.com.vn/upload/images/%C4%90I%E1%BB%82M%20%C4%90%E1%BA%BEN%20OCOP/2021/11/NGA/2(2).jpg
Theo các nghệ nhân tại đây, để có được bức tranh Đông Hồ cần một quá trình gồm nhiều khâu miệt mài, bền bỉ của các nghệ nhân như vẽ mẫu, khắc bản in, khắc ván in, pha chế màu, bồi giấy… Tranh Đông Hồ có rất nhiều thể loại, nhưng tiêu biểu là những thể loại như cuộc sống sinh hoạt hàng ngày ( tranh gà, lợn, tranh đi cày, đi cấy,…), thể loại phê phán ( đám cưới chuột, vinh quy bái tổ, thầy đồ cóc,…), thể loại tín ngưỡng ( ông Công ông Táo, Ngũ đinh thiên ất, tiến tài tiến lộc,…), thể loại tranh bộ ( tứ bình, tứ quý, tố nữ,…), thể loại tranh truyện ( Thạch Sanh, Kiều,… ), thể loại tranh chữ, câu đối ( chữ Đức, chứ Thọ,…).

Cũng như nhiều làng nghề cổ khác, làng tranh Đông Hồ thể hiện bản sắc qua những di sản văn hóa vật chất như đình, chùa, đền, miếu hay những di sản văn hóa tinh thần như phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo. Để trải nghiệm các bức tranh dân gian Đông Hồ nhiều, đa dạng, bạn có thể ghé qua đây vào dịp lễ hội Kỳ Yên được tổ chức từ 14/3 đến 25/3 âm lịch hàng năm.
Tranh dân gian Đông Hồ sẽ đem lại cho bạn cảm giác trở về với sự yên bình, mộc mạc nhưng thuần túy của làng quê Việt Nam xưa.

2. Làng làm đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ

Làng Đồng Kỵ ở sát bờ Nam sông Ngũ Huyện Khê – đây cũng là con sông chứng nhân lịch sử của dân tộc, của Bắc Ninh. Trải qua nhiều năm phát triển, hiện nay Đồng Kỵ đã trở thành nơi sản xuất và cung cấp đồ gỗ mỹ nghệ lớn, không chỉ cung cấp sản phẩm cho các nơi trong nước mà còn ra cả các nước khác trên thế giới.
https://ocopvietnam.com.vn/upload/images/%C4%90I%E1%BB%82M%20%C4%90%E1%BA%BEN%20OCOP/2021/11/NGA/3(1).jpg

Tháng 1 năm 2011, Hội sản xuất kinh doanh đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ được thành lập, đến nay đã có tới 200 hội viên, nhằm giúp đỡ và thúc đẩy việc sản xuất kinh doanh của các công ty, doanh nghiệp trong tổ chức của Hội. Các sản phẩm của đồ gỗ mỹ nghệ rất đa dạng như sập gụ, tủ chè, các lọa tượng thờ, tượng nghệ thuật, hoành phi, câu đối, hương án, giường, tủ,…với đầy đủ cac phong cách cũng như các yêu cầu khác nhau của mỗi khách hàng trong nước hay nước ngoài như Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc,…

Sản phẩm đồ gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ đã có mặt ở khắp các tỉnh thành trong cả nước và xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. Từ một làng tiểu nông, đến nay Đồng Kỵ đã trỏ thành một làng nghề chuyên sản xuất kinh doanh các đồ gỗ mỹ nghệ. Dù vậy nhưng những giá trị văn hóa truyền thống giàu bản sắc làng quê Bắc Ninh – Kinh Bắc vẫn được người dân bảo tồn và phát huy.

3. Làng gốm Phù Lãng

Phù Lãng vốn là làng cổ nhất xã Tam Thôn, có lẽ vì vậy mà nơi đây mangg rất nhiều nét truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc Việt Nam. Tiêu biểu là truyền thuyết Thánh Gióng đánh giặc Ân trên núi Trâu Sơn, là kết tinh của cuộc kháng chiến chống giặc ngoại xâm của dân tộc.
https://ocopvietnam.com.vn/upload/images/%C4%90I%E1%BB%82M%20%C4%90%E1%BA%BEN%20OCOP/2021/11/NGA/4.jpg

Theo như nghiên cứu và kết luận ban đầu thì nghề gốm Phù Lãng có niên đai khoảng thế kỷ X – XI. Vào thời Lê Trung Hưng ( thế kỷ XVII-XVIII ), gốm Phù Lãng đã phát triển mạnh mẽ và có nhiều hiện vật mang tính nghệ thuật cao như bát hương, bình hoa, con giống,…được đắp nổi những họa tiết hoa văn như rồng, phượng, hoa, lá, mây và tráng men màu da lươn, những hiện vật này hiện vẫn được trưng bày và bảo tồn tại Bảo tàng Lịch sử Việt Nam.

Nguyên liệu chủ yếu để tạo ra sản phẩm gốm là đất sét, củi. Từ xưa đến nay, đồ gốm được rất nhiều người ưa chuộng, bên cạnh gốm truyền thống, hiện nay Phù Lãng còn có dòng gốm “mỹ nghệ” cũng đang rất phát triển như lọ lục bình, bát hương, thậm chí những vật dụng hàng ngày như bát, chén,…cũng đều được san xuất, trang trí những nét hoa văn, hoạt tiết rất đẹp và được ưa chuộng.

Gốm cổ truyền thống đa dạng phong phú về loại hình và kiểu dáng: gốm gia dụng có chum, vại, chậu, bát, âu, lọ,.., gốm tín ngưỡng có bát hương, tiểu quách,.., gốm xây dựng có ống cống, con giống thiên. Gốm mỹ nghệ hiện nay thì đa dạng, mỹ nghệ cả về loại hình và kiểu dáng, phục vụ, đáp ứng nhu cầu trang trí nội thất gia đình, văn phòng cơ quan, khách sạn,…Gốm Phù Lãng không những bán chạy trên thị trường trong nước mà còn rất thông dụng trên thị trường xuất khẩu sang các nước lớn như Mỹ, Anh, Pháp, ý, Nhật, Hàn Quốc,…

Đến đây, bạn sẽ được nhìn ngắm, trải nghiệp các công trình cũng như các sản phẩm gốm đặc trưng như đình, chùa, đền, rồi những lục bình, hay đồ gốm nhỏ khác. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể trải nghiệm tự tay làm gốm thông qua sự chỉ dẫn tận tình của người dân làng nghề tại đây.

4. Làng nghề giấy dó Dương Ổ
Dương Ổ có tên nôm là Đống Cao, đến tháng 8 năm 1957, Dương Ổ thuộc xã Phong Khê, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
https://ocopvietnam.com.vn/upload/images/%C4%90I%E1%BB%82M%20%C4%90%E1%BA%BEN%20OCOP/2021/11/NGA/5.jpg

Nghề giấy dó Dương Ổ vốn có từ rất lâu đời, từ xa xưa đã làm giấy dó để đáp ứng nhu cầu lấy giấy in sách, in tranh, làm pháo của đất kinh đô Thăng Long và Kinh Bắc. Dù đến nay Dương Ổ không còn giữ được tục thờ tổ nghề, nhưng trong dân gian vẫn còn truyên nhau những câu ca ca ngợi nghề giấy ẩn chứa lịch sử của nghề:

“Người ta đúc tượng, xây chùa
Còn em xeo giấy bốn mùa chẳng ngơi
Dám xin bác chớ có cười
Vì em xeo giấy cho người chép kinh”

Nguyên liệu để làm ra giấy dó là vỏ cây dó được các lái buôn mang từ miền ngược về bán cho làng nghề. Và để làm ra được giấy dó thì cũng phải trải qua khá nhiều giai đoạn công phu, tỷ mỷ và dày công của các nghệ nhân. Xưa kia, làng giấy dó Dương Ổ chỉ sản xuất một mặt hàng truyền thống như giấy để in sách, vẽ tranh, làm hàng mã, cuốn pháo, giáy bản. Các sản phẩm văn hóa vật chất hay tinh thần đều thể hiện được bản sắc và truyền thống dân tộc. Những năm gần đây, nghề làm giấy ở Dương Ổ đã phát triển và lan tỏa sang các thôn khác của xã. Sản phẩm của các làng nghề ở đây ngày càng đa dạng, phong phú và chất lượng cao, tiêu biểu như giấy in sách, giấy vở, giấy ăn, giấy vệ sinh, giấy đóng gói bao bì.

Những năm gần đây, thực hiện chủ trương của Nhà nước, Phong Khê đã có Đề án quy hoạch và xây dựng “khu công nghệp làng nghề” có quy mô 12,36 ha đất, tạo điêu kiện cho 96 doanh nghiệp, xí nghiệp đầu tư hàng trăm tỷ đồng xây dựng các dây chuyền sản xuất. Nhờ đó, đời sống của dân tại đây nói riêng và của các khu vực lân cận nói chung được cải thiện và nâng cao.

5. Làng dệt lụa Tam Sơn

Theo kết quả nghiên cứu của các nhà sử học và văn hóa, Tam Sơn (xã Tam Sơn, Từ Sơn, Bắc Ninh) là một làng cổ, có lịch sử hàng ngàn năm, là một trong những làng có lịch sử lâu đời nhất quê hương Kinh Bắc – Bắc Ninh, đây là làng nông nghiệp điển hình, đa canh, đa nghề.
https://ocopvietnam.com.vn/upload/images/%C4%90I%E1%BB%82M%20%C4%90%E1%BA%BEN%20OCOP/2021/11/NGA/6.jpg

Ngoài làm nông, Tam Sơn còn nổi tiếng với nghề tơ lụa, trồng dâu, chăn tằm. Sự phát triển của nghề nông, đặc biệt là nghề dệt lụa ở Tam Sơn đã đẩy mạnh các hoạt động thương nghiệp ở làng quê này, trung tâm là chợ làng Tam Sơn họp ngay dưới chân chùa Cảm Ứng vào các ngày 2, 5, 7, 10 hằng tháng.

Tam Sơn không chỉ nổi tiếng với nghề dệt tơ lụa, với chợ Tam Sơn sầm uất mà nơi đây còn là mảnh đất địa linh nổi tiếng là làng quê văn hiến, hội tụ những giá trị tiêu biểu của nền văn hiến Kinh Bắc – Bắc Ninh. Trong lịch sử tồn tại và phát triển của làng Tam Sơn, nhiều truyền thống lịch sử, văn hóa được thừa kế và phát triển qua trường kỳ lịch sử như truyền thống yêu nước và cách mạng, truyền thống hiếu học và khoa bảng,…

Đến nay, tuy một số nghề truyền thống không được duy trì, điển hình là nghề dệt lụa, trồng dâu chăn tằm, nghề giao thương buôn bán và chợ Tam Sơn vốn nổi tiếng là một trung tâm giao thương của vùng Kinh Bắc đã không còn. Nhưng đời sống của người dân tại đây phát triển cả về vât chất và tinh thần, điển hình là phong trào văn hóa văn nghệ quần chúng phát triển mạnh mẽ. Đội thông tin lưu động xã Tam Sơn đã được Chính phủ tặng Huân chương lao động hạng Ba.



(Nguồn ocopvietnam.com.vn)
There are no replies made for this post yet.
Be one of the first to reply to this post!

Thống kê diễn đàn

Posts
1.3K
Total Users
21
Total Guests
243
Latest Member