Saturday, 24 December 2022
  0 Replies
  228 Visits
0
Votes
Undo
  Subscribe
Từ thời đi khẩn hoang, mở đất, nghề rèn đã xuất hiện trên vùng đất Cà Mau. Nghề rèn đã sản xuất, chế tác ra nhiều công cụ khai phá đất hoang, trồng trọt, chăn nuôi cũng như các loại vũ khí, công cụ để chống lại thú dữ, trộm cướp và đánh giặc ngoại xâm… Ở Cà Mau, nghề rèn xuất hiện ở nhiều địa phương. Trong đó, có tiếng nhất là nghề rèn ở Tân Lộc (huyện Thới Bình), Vàm Đình (huyện Cái Nước), nghề rèn ở huyện Đầm Dơi, Trần Văn Thời và thành phố Cà Mau.
https://www.camau.gov.vn/wps/wcm/connect/5f5a4823-d116-4415-bf63-5caae75207b6/1/1a.jpg?MOD=AJPERES&CVID=
Lò rèn truyền thống ở Cà Mau. Ảnh: Diễm Phương.

Nghề rèn là một trong những nghề nặng nhọc, vất vả, công phu và phải qua nhiều công đoạn: chọn lựa nguyên vật liệu, chuẩn bị nhiên liệu, thổi bể khí, cặp sắt tôi, quai búa đập. Khi sản phẩm hình thành phải làm chuôi, vô khâu, tra cán, mài, gọt, giũa..

Công cụ lò rèn truyền thống ở Cà Mau gồm có: đe, đục sắt, búa (búa cái nẻ, búa đánh quay, búa đánh tay); cái cặp (hay còn gọi là cái kẹp), bể hơi. Trước đây, thợ rèn thường dùng 2 ống tre lớn, rỗng ruột, dựng đứng và có 1 người dùng tay thụt van lên xuống liên tục để thổi ô xy vào lò cho than bùng cháy. Về sau, nhiều lò rèn cải tiến bể hơi quay, bể hơi điện để sản xuất nên cũng hạn chế nhân công lao động.

Nhiên liệu đốt lò là than đước, than tràm nhưng do than tràm cháy yếu, độ nóng không cao nên phần lớn lò rèn ở Cà Mau đều đốt lò bằng than đước. Tuy nhiên, để tiết kiệm và cháy được lâu, than thường được giã nhỏ và tưới nước trước khi cho vào lò đốt.

Nguyên liệu nghề rèn chủ yếu là sắt, thép. Những thanh sắt, thép được trui đỏ trong lò than. Sau đó, đặt trên đe và được thợ rèn đập búa. Thông thường công đoạn đập búa chỉ có 1 người cặp và 1 người đập. Cũng có khi 1 người cặp và 2 - 3 người đập. Trong đó, có 1 búa trưởng. Tùy theo nhát búa của búa trưởng mà những người đập búa còn lại phải đập theo nhịp mạnh hay nhẹ, nhanh hay chậm. Người cặp đặt sắt ở mép đe nào thì người đập phải phải đánh vào mép đe ấy. Sau khi đập, người thợ tiến tiến hành tôi luyện, gia cố định hình các thanh sắt, thép. Công đoạn này gọi là cặp, chủ yếu là đập búa rồi tôi nước, được lập đi, lập lại nhiều lần cho đến khi hoàn thành công cụ. Người cặp phải biết nhìn lửa, biết non biết già…Thông thường, người cặp thường là chủ của những lò rèn.
https://www.camau.gov.vn/wps/wcm/connect/5f5a4823-d116-4415-bf63-5caae75207b6/2/2a.jpg?MOD=AJPERES&CVID=

Nhịp búa của người cặp và người đập búa phải ăn khớp với nhau. Ảnh: Diễm Phương.


Sản phẩm của nghề rèn ở Cà Mau chủ yếu là công cụ phục vụ lao động sản xuất và đời sống của người dân như: dao, mác, búa, dá, phản, cù nèo, liềm, hái, chỉa, cày, bừa…

Do nghề rèn là một trong những nghề nặng nhọc, độc hại và nhất là các sản phẩm làm ra không đủ sức canh tranh với các sản phẩm cơ khí công nghiệp nên nhiều người thợ rèn ở Cà Mau đã bỏ nghề hoặc chuyển đổi sang nghề khác. Do đó, nghề rèn ở Cà Mau cũng đang bị mai một dần.



(Nguồn camau.gov.vn)
There are no replies made for this post yet.
Be one of the first to reply to this post!

Thống kê diễn đàn

Posts
1.3K
Total Users
21
Total Guests
207
Latest Member