Friday, 25 November 2022
  0 Replies
  238 Visits
0
Votes
Undo
  Subscribe
Kết quả khảo sát của Cục Trẻ em (Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội) cho thấy, trong 3 tháng, có 89% trẻ em truy cập và sử dụng internet, trong số này, 87% sử dụng internet hàng ngày. Ngoài thời gian dành cho việc học, trung bình trẻ em sử dụng từ 5 - 7 tiếng/ngày vào mạng xã hội. Trong khi đó, chỉ 36% trẻ em (độ tuổi 16-17) được dạy về việc đảm bảo an toàn trên mạng.

Thử thách momo…

Thử thách cá voi xanh..

Và mới đây nhất là "Thử thách ngạt thở"

Cứ vài tuần 1 lần, một xu hướng có hại lại lưu hành và lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội. Theo một nghiên cứu được công bố bởi Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ ít nhất 82 thanh niên đã tử vong sau khi tham gia "Thử thách ngạt thở". 87% số ca tử vong này là ở nam giới và hầu hết xảy ra ở những người từ 11 tuổi đến 16 tuổi, với độ tuổi trung bình là 13

Ông ĐẶNG KIM VƯỢNG, Thành phố Hà Nội: “Rất nhiều tin xấu, tin không đúng sự thật, rồi các việc lừa đảo nhất là với các cháu còn bé rất là không tốt, nhất là lứa tuổi mới lớn rất tò mò. Đứng về mặt gia đình, là phụ huynh tôi cũng rấ lo lắng điều đó ”

Ông TRIỆU THẾ HÙNG
, Đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương: “ Chúng ta cần có văn hoá facebook, văn hoá về truyền thông, văn hoá về thông tin. Thời gian gần đây báo chí nêu rất nhiều và tôi cho rằng những tác động đó đúng là ngay lập tức cần phải có sự quản lý, phải có chính sách đủ mạnh để kiểm soát lại"

Theo các chuyên gia, việc tiếp cận quá sớm, quá nhiều nhưng không có sự giám sát của cha mẹ sẽ đẫn đến những vấn đề tiêu cực cho trẻ em như tiếp cận với thông tin giả; truy cập vào những nội dung xấu độc; nghiện sử dụng mạng xã hội.

PGS. TS TRỊNH HÒA BÌNH, Chuyên gia Xã hội học: "Dường như thời gian gần đây các gia đình đang thả lỏng câu chuyện đó để trẻ em tiếp nhận các sản phẩm văn hóa trực tiếp, trực diện, thiếu sự kiểm soát. Cần trang bị giúp cho trẻ em bằng việc đấu tranh giành giật ngay trên mảnh đất truyền thông đó, mạng xã hội đó"

Trong 7 tháng đầu năm có gần 270 cuộc gọi đến Tổng đài Bảo vệ trẻ em 111. Hầu hết các cuộc gọi cần tư vấn liên quan tới 3 nhóm vấn đề lớn. Đó là tư vấn về xâm hại tình dục trẻ em trên môi trường mạng, tư vấn về cách sử dụng internet an toàn và tư vấn khi trẻ em bị dụ dỗ, gạ gẫm. Những thông tin này cho thấy cần phải giáo dục và hỗ trợ cho trẻ em trong việc làm sao có những kiến thức về an toàn trên môi trường mạng.

Ông NGUYỄN TRUNG HIẾU, Chuyên gia Truyền thông và Xã hội:“ Trên thị trường có câu hãy trở thành người tiêu dùng thông mình thì tôi cho rằng lúc này chính khán giả phải thấm nhuần câu nói đấy, hay nói cách khác là hãy trở thành khán giả tik tok thông minh”

Ông Huỳnh Thanh Phương, Đoàn ĐBQH tỉnh Tây Ninh: “ Chúng ta cần tập trung tuyền truyền cho người dân về an toàn an ninh trên môi trường mạng. Người dân cần trang bị cho mình vũ khí sắc bén để bảo vệ mình trên môi trường mạng”

 Vai trò của gia đình, trường học trong việc giám sát, hưỡng dẫn trẻ em sử dụng mạng an toàn là đặc biệt quan trọng. Cần tăng cường hơn nữa cách nhận biết các thông tin, video clip độc hại, không phù hợp, cách kiểm soát thông tin cá nhân để chủ động bảo vệ trẻ em. Cùng với đó, cần có những chế tài mạnh hơn để xử lý những hành vi xâm hại trẻ em trên môi trường mạng.

(Theo quochoitv.vn)
There are no replies made for this post yet.
Be one of the first to reply to this post!

Thống kê diễn đàn

Posts
1.3K
Total Users
21
Total Guests
285
Latest Member