Có thể nói làng nghề tạc tượng Bảo Hà là một làng nghề truyền thống có từ 700 năm đến 900 năm tuổi năm tại xã Đồng Minh, huyện Vĩnh Bảo, TP. Hải Phòng nổi tiếng gần xa với nghề điêu khắc gỗ mang đậm dấu ấn bản sắc dân tộc. Ngày nay làng tạc tượng Bảo Hà vừa lưu giữ được những giá trị truyền thống vừa mang trong mình một dáng dấp của một làng quê Việt Nam đang đổi mới từng ngày.
Nguồn gốc của làng nghề tạc tượng Bảo Hà
Theo các bậc tiền bối ở trong làng kể lại rằng: Làng nghề điêu khắc gỗ và sơn mài ở Bảo Hà đã có từ rất lâu và được coi là cái nôi của nghề tạc tượng trong cả nước. Khoảng thế kỷ XV, cụ Nguyễn Công Huệ đã khai sinh ra nghề tạc tượng nơi đây và tên tuổi của cụ cũng gắn liền với lịch sử phát triển của nghề.
Các nghệ nhân đang ra sức làm công đoạn cuối trước khi sản phẩm đưa ra thị trường.
Cụ Nguyễn Công Huệ, người được thờ chung miếu với thành hoàng làng, là người tạc tượng giỏi, bị nhà Minh bắt đi phục dịch. Trong thời gian phục dịch cho nhà Minh, người đã học được nhiều từ các bạn thợ của mình. Sau ngày nước ta thoát khỏi ách đô hộ cụ về làng, nghề tạc tượng Linh Động được phục hồi và phát triển. Người dân nơi này đã nhớ ơn cụ đã phục hồi và phát huy nghề tạc tượng của làng nên thờ cụ cùng miếu với thành hoàng làng. Các học trò và hậu duệ của cụ như Tô Phú Vượng, Hoàng Đình Ức,… đã phát triển nghề này và biến Linh Động trở thành một làng nghề tạc tượng nổi tiếng khắp vùng.
Nét đẹp truyền thống làng nghề tạc tượng Bảo Hà
Hiện nay, làng tạc tượng Bảo Hà có 973 hộ gia đình thì có tới gần 500 hộ làm các ngành nghề phi nông nghiệp. Trong đó, chủ yếu là chuyên nghề điêu khắc gỗ, với khoảng 20 cơ sở sản xuất tập trung. Nhờ vậy mà cuộc sống của người dân làng nghề đang được “thay da đổi thịt” từng ngày.
Nghề tạc tượng của Bảo Hà đã được nhiều địa phương phát huy truyền thống, nét đẹp tinh hoa dân tộc phải kể đến các làng nghề như: Ninh Giang (Hải Dương), Tiên Lãng (Hải Phòng), làng Nguyễn (Đông Hưng- Thái Bình)… để làm tượng chùa, làm quân rối cho các phường rối…
Nhiều sản phẩm đã được hoàn thiện và cho ra thị trường.
Bên cạnh đó, nghề làm tạc tượng còn có nghề chạm khắc và biểu diễn quân rối cạn. Theo các vị cao niên trong làng cho biết: “Sự ra đời của nghệ thuật rối cạn cổ truyền của làng Bảo Hà được phát triển từ nghề chạm khắc tượng của làng. Do nhận các “đơn hàng” làm quân rối cho các phường rối mà các cụ nghĩ đến việc xây dựng một phường rối cạn và cũng chính từ đó, nghề rối cạn đã ra đời. Hơn nữa, trong các trò chơi cổ truyền của làng Bảo Hà còn được lưu giữ đến nay như: tổ tôm điếm, tam cúc điếm, thả đèn trời, thả diều, làm con giống…. Chúng cũng có ít nhiều liên quan đến nghề tạc tượng.
(Nguồn Internet)